Thứ Ba, Tháng Một 19, 2021
Zicxa books
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • Sách Kinh Doanh
  • Sách Tâm Lý Kĩ Năng Sống
  • Sách Tiểu Thuyết
  • Tri thức bổ ích
  • Tuyển Sinh
  • Tiếng Anh
  • TRANG CHỦ
  • Sách Kinh Doanh
  • Sách Tâm Lý Kĩ Năng Sống
  • Sách Tiểu Thuyết
  • Tri thức bổ ích
  • Tuyển Sinh
  • Tiếng Anh
No Result
View All Result
Zicxa books
No Result
View All Result

Tính chất hóa học của nhôm và ứng dụng

14 Tháng Hai, 2020
in Hóa Học Lớp 12
Reading Time: 9min read
0

Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ tư trên Trái đất và là kim loại sử dụng nhiều thứ hai sau sắt. Nhôm và hợp kim nhôm đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống, nó có mặt nhiều trong các vật liệu gần gũi như: Xoong, nồi, lõi dây điện truyền tải điện năng đi xa, các chi tiết trong ô tô, xe máy…Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp vị trí của nhôm ngày càng được nâng cao. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về tính chất hóa học của nhôm và ứng dụng của nhôm trong cuộc sống ngày nay.

Nội dung chính

  • Vị trí và cấu tạo của nhôm
    • Vị trí
    • Cấu tạo
  • Tính chất của nhôm
    • Tính chất vật lý
    • Tính chất hóa học của nhôm
      • Tác dụng với phi kim
      • Tác dụng với dung dịch axit
      • Phản ứng nhiệt nhôm
      • Tác dụng với nước
      • Tác dụng với dung dịch bazơ
      • Tác dụng với dung dịch muối
  • Điều chế nhôm
    • Nguyên liệu
    • Các giai đoạn điều chế 
  • Ứng dụng của nhôm

Vị trí và cấu tạo của nhôm

Vị trí

- Thuộc nhóm IIIA, chu kì 3

- Số hiệu nguyên tử: 13

Cấu tạo

- Cấu hình e: [Ne] 3s23p1

- Có 3 lớp e ngoài cùng

- Độ âm điện: 1,61

- Số oxi hóa: +3

- Mạng tinh thể: Lập phương tâm diện

Tính chất của nhôm

Tính chất vật lý

- Là kim loại trắng bạc, mềm, dễ dát mỏng và kéo sợi.

- Là kim loại nhẹ (2,7g / cm3) nóng chảy ở nhiệt độ 660C

- Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt (kém hơn đồng, mạnh hơn sắt)

Tính chất hóa học của nhôm

Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, nên nó dễ bị oxi hóa thành ion Al3+. Ta có: Al → Al3+ +3e

Tác dụng với phi kim

a) Tác dụng với oxi

- Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.

2Al + 3O2 → Al2O3

* Lưu ý:

- Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt (vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp):

- Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al (bằng cách tạo hỗn hống Al - Hg hoặc dùng Al bột đun nóng).

b) Với các phi kim khác

- Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → muối.

- Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:

Ví dụ: 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

- Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S:

2Al + 3S → Al2S3

Tác dụng với dung dịch axit

a) Với H+ (HCl, H2SO4 loãng...)

- Al phản ứng dễ dàng → muối + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2

b) Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNO3 loãng hoặc đặc, H2SO4 đậm đặc

- Nhôm tác dụng với HNO3

M + HNO3 → M(NO3)n + {NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3} + H2O

Ví dụ: 

Al + 6HNO3 đặc, nóng → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

- Nhôm tác dụng với H2SO4 đặc, nóng

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

* Lưu ý:

- Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội → có thể dùng thùng Al để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

Phản ứng nhiệt nhôm

- Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nhôm ở nhiệt độ cao

Ví dụ:

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

* Lưu ý: khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm:

- Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm → H2 thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%

- Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm không có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.

- Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi (bảo toàn khối lượng).

Tác dụng với nước

- Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước.

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

* Lưu ý:

- Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.

Tác dụng với dung dịch bazơ

- Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

- Cơ chế:

+ Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

+ Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H­2O

* Lưu ý:

- Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng:

2M  + 2H2O → 2MOH + H2

MOH + H2O + Al → MAlO2 + 3/2H2

- Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra:

* Trường hợp 1. Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al.

* Trường hợp 2. Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm < số mol Al.

Tác dụng với dung dịch muối

- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:

8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3

- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit (giống phản ứng với HNO3):

Al + 4H+ + NO3- → Al3+ + NO + 2H2O

Điều chế nhôm

Nguyên liệu

- Quặng boxit Al2O3 có lẫn SiO2 và Fe2O3.

Các giai đoạn điều chế 

- Làm sạch nguyên liệu:

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H­2O

2NaOH + SiO2 → Na2SiO3 + H2O

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

NaOH + CO2 → NaHCO3

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

- Điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6 (hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3từ 20500C xuống 9000C; tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn; tạo lớp bảo vệ không cho O2 phản ứng với Al nóng chảy):

2Al2O3 → 4Al + 3O­2

Ứng dụng của nhôm

Nhôm có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Kim loại này được dùng để tạo thành vỏ máy bay do độ bền chắc và mỏng nhẹ của nó. Nhôm cũng được dùng để sản xuất các thiết bị và dụng cụ sinh hoạt như nồi, chảo, các đường dây tải điện, các loại cửa,… Phản ứng nhiệt nhôm còn được sử dụng để điều chế các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao (như crôm hay Von farm)

Do tính chất thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội , người ta sẽ sử dụng thùng nhôm để chuyên chở hai loại axit này. Ngoài ra, Ứng dụng của nhôm trong y học cũng là một lĩnh vực đang được nghiên cứu và phát triển.

Thực hành thêm:

  • Bài tập phản ứng nhiệt nhôm.

Chúng ta vừa tìm hiểu về nhôm và một số ứng dụng của nhôm trong cuộc sống hiện tại, qua đó chúng ta có thể thấy nhôm đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sinh hoạt cũng như trong công nghiệp. Trên đây chủ yếu là một số lý thuyết về một số tính chất hóa học của nhôm. Các em sẽ cùng luyện tập về những tính chất hóa học này trong bài tiếp theo nhé. Chúc các em học tốt!

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Related Posts

Hóa Học Lớp 12

Saccarozo: cấu trúc, tính chất vật lý hóa học, ứng dụng và điều chế

14 Tháng Hai, 2020
Hóa Học Lớp 12

Glucozơ: tính chất vật lý hóa học, điều chế và ứng dụng

14 Tháng Hai, 2020
Hóa Học Lớp 12

Este là gì? tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế Este

14 Tháng Hai, 2020
Hóa Học Lớp 12

Amino axit: lý thuyết, tính chất hóa học và bài tập amino axit

14 Tháng Hai, 2020
Hóa Học Lớp 12

Lipit là gì? lý thuyết, phân loại và vai trò của lipit

30 Tháng Năm, 2020
Hóa Học Lớp 12

So sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ Hóa 12

14 Tháng Hai, 2020
Load More
Next Post
Danh sách trường đại học ở Cần Thơ

Các trường đại học ở Cần Thơ công lập và ngoài công lập

Du học Bồ Đào Nha nên chọn trường nào

Du học Bồ Đào Nha nên chọn trường nào?

Đi xuất khẩu lao động cần điều kiện gì?

Discussion about this post

Gia nhập cộng đồng Zicxa books trên Facebook

zicxa books

POPULAR NEWS

Học phí đại học Hutech bao nhiêu 1 năm

31 Tháng Một, 2020

Phương trình điện li - Cách viết và các dạng bài tập lớp 11

10 Tháng Một, 2021

Tổng hợp các công thức Vật Lý 8

10 Tháng Mười Hai, 2020

Công thức tính độ rượu, bài tập về độ rượu có đáp án

10 Tháng Một, 2021

Các công thức Vật lý 9 đầy đủ nhất

14 Tháng Hai, 2020

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

pin năng lượng mặt trời

Pin năng lượng mặt trời là gì? Phân loại, cấu tạo và lợi ích của pin mặt trời mang lại

15 Tháng Chín, 2020

Glucozơ: tính chất vật lý hóa học, điều chế và ứng dụng

14 Tháng Hai, 2020
Các trường đào tạo ngôn ngữ anh

Ngành ngôn ngữ Anh nên học trường nào ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh

10 Tháng Một, 2021

Giao thoa sóng là gì? Bài tập giao thoa sóng

13 Tháng Hai, 2020

Tóm tắt bài Tôi đi học lớp 8 ngắn hay

31 Tháng Một, 2020

TÀI TRỢ

About

Kết nối với cộng đồng Zicxabooks – những người yêu thích sách tại đây

CHIA SẺ MỚI

  • Leonardo da Vinci: Tiểu sử, cuộc đời và những thành tựu nổi bật
  • William Shakespeare: Tiểu sử, cuộc đời và những bí ẩn chưa có lời giải
  • Nguyễn Phi Vân: Tiểu sử, sự nghiệp và những tác phẩm nổi bật
  • Jeff Bezos: Tiểu sử, cuộc đời và những thành công vang dội
  • Jack Ma: Tiểu sử, cuộc đời và những thành tựu nổi bật
  • Tony Robbins: Tiểu sử, cuộc đời và những tác phẩm nổi bật
  • Robert Kiyosaki: Tiểu sử, cuộc đời và những tác phẩm nổi bật

FACEBOOK

  • Trang chủ
  • Tuyển dụng
  • Chính sách bảo mật

© 2019 Zicxa books - Kênh chuyên review sách. Site map . Một sản phẩm của Zicxa Việt Nam .

No Result
View All Result
  • Homepages
    • Home Page 1

© 2019 Zicxa books - Kênh chuyên review sách. Site map . Một sản phẩm của Zicxa Việt Nam .