Điểm qua 5 lưu ý quan trọng khi đặt may đồng phục công ty năm 2022
Việc đặt may áo đồng phục cho nhân viên ngày nay đã trở thành một điều cơ bản và cần thiết của mỗi công ty. Bởi mẫu đồng phục không chỉ là một hình thức quảng bá hình ảnh, thương hiệu vô cùng hiệu quả cho nhãn hàng mà còn là phương pháp tăng tính đoàn kết, xây dựng văn hóa nội bộ doanh nghiệp lành mạnh và gắn kết hơn. Thế nhưng không phải lúc nào mẫu đồng phục nhận về cũng đúng với kỳ vọng mà công ty đặt ra. Vậy khi thiết kế mẫu áo đồng phục cho nhân viên, doanh nghiệp cần chú ý những điểm nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.
1. Chú trọng chất liệu may đồng phục công sở cho nhân viên
Chất liệu dùng để may đồng phục công ty là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xem xét việc thiết kế đồ công sở cho người lao động. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải tốt với giá thành hợp lý để may đồng phục, trong đó có thể kể đến các chất liệu được ưa chuộng nhất là vải Cotton 100%, vải TC, vải PVC hay vải thun. Những loại vải này đều có chất liệu chủ yếu là cotton, giúp co giãn tốt, thấm hút nhanh, không dễ bị nhăn, xù hay nhão rách,... Tuy nhiên, để lựa chọn được chất liệu phù hợp nhất, chúng ta cần phải xem xét cả các tiêu chí phụ như sau:
- Lựa chọn chất liệu may đồng phục công ty theo mùa
Dù có vẻ chỉ là tiểu tiết nhưng chất liệu dùng để may đồng phục công ty được lựa chọn khác nhau tùy theo thời tiết sẽ đem lại khác biệt rất lớn cho người mặc. Vào mùa hè, đồng phục cho nhân viên nên được may bằng chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi nhanh, co giãn tốt và nhanh khô, thuận tiện khi giặt giũ. Còn vào mùa đông, bộ đồng phục lại cần phải làm từ loại vải giữ ấm tốt, dày dặn và co giãn tốt giúp nhân viên có thể mặc thêm các áo giữ nhiệt thêm bên trong.
- Lựa chọn chất liệu may đồng phục công ty theo loại đồng phục
Rất nhiều công ty sẽ thiết kế mẫu đồng phục công ty cho nhân viên tùy theo từng sự kiện với những tính chất đặc thù. Với loại đồng phục là áo vest, chất liệu được ưu tiên sẽ là vải wool, vải lanh, vải tuytsi, vải cashmere,... Áo sơ mi nên dùng vải kate, vải kaki thô,... Với áo khoác đồng phục thì loại vải dùng nhiều nhất là vải suýt, vải polyester vì chúng có tác dụng chống nước. Còn với các quán nước, nhà hàng, tạp dề thường được lựa chọn là đồng phục cho nhân viên. Đối với loại trang phục này, chất liệu thường được sử dụng là chất kaki, chất thô cứng cáp.
- Lựa chọn chất vải may đồng phục công ty theo tính chất công việc
Sự tương thích và phù hợp giữa đồng phục công ty và loại hình lao động của công ty là mối liên hệ chặt chẽ. Với những môi trường văn phòng nơi nhân viên thường chỉ ngồi điều hòa xử lý công việc bàn giấy, loại vải dùng may đồng phục công ty có thể linh hoạt giữa áo thun hay áo sơ mi. Tuy nhiên với những nhân sự phải thực hiện công việc tay chân nhiều, đồng phục công ty nên được may bằng chất liệu cotton nhiều hơn để tiện hoạt động, khi mặc cũng sẽ thoải mái hơn.
2. Lưu ý màu sắc khi thiết kế đồng phục cho công ty
Đồng phục công ty cho nhân viên thường được thiết kế trùng màu với logo của công ty, nhằm tăng nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tham khảo bánh xe màu sắc để phối các màu trên đồng phục sao cho hài hòa đẹp mắt nhất. Đây là cách quảng bá vừa khéo léo vừa hiệu quả, giúp doanh nghiệp tạo ra dấu ấn riêng cho mình, giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu nhanh hơn và lâu hơn.
3. Lưu ý các chi tiết trên mẫu đồng phục công ty
Tương tự với màu sắc, các họa tiết trên áo đồng phục của công ty cũng góp phần gợi nhớ khách hàng liên tưởng đến doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh một lần nữa thông điệp trên logo mà công ty muốn truyền tải. Vì vậy, việc lựa chọn chi tiết nào được đưa lên đồng phục nhằm tạo điểm nhấn nhưng cũng không bị rườm rà rối mắt là một bước không thể thiếu trong việc may đồng phục công ty.
4. Lắng nghe nhu cầu của nhân viên về đồng phục công ty
Một bộ đồng phục đẹp phải đảm bảo đem đến sự tự tin và hài lòng của người mặc. Vì thế, việc nắm bắt và đáp ứng đúng nguyện vọng của số đông nhân viên về đồng phục công ty cũng là một yếu tố quyết định tới hiệu ứng đạt được của việc đặt may đồng phục. Doanh nghiệp có thể lên những bản thiết kế đồng phục demo trước và thực hiện khảo sát ý kiến của nhân sự về những thiết kế này, từ đó đưa ra những chỉnh sửa tối ưu và phù hợp.
5. Lưu ý về giá thành hợp lý khi đặt may đồng phục công ty
Tiêu chí cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng chính là ngân sách khi may đồng phục cho công ty. Việc chọn được mẫu mã và đơn vị may áo phù hợp với khoảng ngân sách của công ty là điều cần thiết, nhưng doanh nghiệp cũng không nên vì ham giá rẻ mà đặt những xưởng may không uy tín, giá rẻ hơn nhiều mặt bằng chung, không có hợp đồng cụ thể rạch ròi. Ngoài ra, công ty cũng có thể yêu cầu xem thử hàng mẫu trước để có thể dự đoán tài chính và kiểm tra trước chất lượng đồng phục công ty.